Ép xung cho người mới bắt đầu
Với những game thủ thực thụ trên máy tính, có hai điều quan trọng. Một là số khung hình trên giây; thứ hai là độ trễ, thứ mà ảnh hưởng đến trải nghiệm chơi game với các trò chơi trực tuyến phổ biến như Fortnite. Việc nhận thêm hiệu suất cho Laptop Gaming của bạn dễ hơn bạn nghĩ.
Khi nói đến tốc độ khung hình, thường bị giới hạn bởi GPU và CPU. Hầu hết các game không được thiết kế để sử dụng nhiều lõi xử lý vì các engine đồ họa cho các game trên PC thường bị giới hạn ở một vài luồng xử lý mà thôi. Điều này có nghĩa là khi tăng xung nhịp CPU, bạn có thể nhận được nhiều hiệu suất xử lý hơn. Ngay cả khi máy tính của bạn chạy công việc đa luồng như chỉnh sửa video hay streaming, việc tăng xung nhịp CPU vẫn có thể đem lại lợi ích về hiệu suất tổng thể.
Với những game thủ có ngân sách eo hẹp, ép thêm vài khung hình mỗi giây có thể đơn giản là ép xung CPU của bạn. Vâng, có một số rủi ro đối với việc ép xung, nhưng khi được thực hiện đúng cách, đó có thể là nỗ lực đem lại lợi ích (và mang tính tìm hiểu học tập).
Những điều cần cân nhắc trước khi bạn bắt đầu
Về cơ bản, ép xung liên quan đến việc chạy CPU của bạn ở tốc độ nhanh hơn so với xung nhịp mặc định của CPU. Ngoài ra, quá trình này thường liên quan đến việc tăng điện áp chạy qua bộ xử lý để bộ xử lý chạy nhanh hơn. Mục đích là tối đa hóa xung nhịp và giảm thiểu tối đa mức tăng điện áp, đồng thời giải nhiều nhiệt nhất có thể để hệ thống hoạt động ổn định.
Điều quan trọng cần nhớ là không có hai CPU nào sẽ ép xung đến cùng một tần số giống nhau tuyệt đối khi các yếu tố như nhiệt độ môi trường xung quanh hoặc bộ phận làm mát CPU được sử dụng trong các hệ thống khác nhau. Bản thân CPU cũng là một yếu tố và CPU được đánh giá để hoạt động ở một số tần số khuyến nghị. Nhưng nếu bạn mua bộ xử lý Intel® Core™ đã mở khóa như Intel® Core™ i9-10900K, thì bạn sẽ có thể cấu hình bộ xử lý của mình để chạy nhanh hơn xung nhịp tiêu chuẩn. Desktop thường có khả năng ép xung tốt hơn so với Laptop, vì Laptop thường bị hạn chế hơn nhiều về giải pháp tản nhiệt trong thân máy mỏng và nhẹ hơn nhiều, cũng như nhu cầu phải chạy bằng pin.
Cách ép xung CPU của bạn: những điều cơ bản
Có nhiều cách khác nhau để ép xung CPU của bạn. Bạn có thể điều chỉnh tốc độ của bus CPU (hay còn gọi là xung nhịp cơ bản) hoặc bạn có thể tăng hệ số nhân CPU. Quan trọng hơn, bạn cần kiểm tra xem CPU trong Desktop (hoặc Laptop gaming) của mình có phải là bộ xử lý "mở khóa ép xung" như bộ xử lý Intel® Core™ K-Series hay không. Ký hiệu "K" có nghĩa là hệ số nhân được mở khóa (tức là có thể được điều chỉnh thành các giá trị khác so với cài đặt mặc định). Một ví dụ về bộ xử lý di động Intel có thể được ép xung là Intel ® Core ™ i9-10980HK.
Một số hệ thống hoặc nhà sản xuất bo mạch chủ cung cấp phần mềm ép xung. Nếu không, bạn có thể nhìn vào BIOS hệ thống để xem liệu cài đặt CPU có thể điều chỉnh được hay không. Thuận tiện hơn, bạn có thể sử dụng phần mềm Intel Extreme Tuning Utility(XTU), phần mềm này giúp đơn giản hóa quá trình ép xung cho người mới bắt đầu.
Quá trình ép xung thực tế cũng tương tự, cho dù đối với Desktop, hay Laptop . Desktop có ưu điểm là thường có hệ thống làm mát CPU tốt hơn để bù lại lượng nhiệt tăng thêm; bạn có thể thêm nhiều quạt hơn vào khung máy tính của mình, hoặc thậm chí đầu tư một khoản nhỏ vào bộ làm mát CPU mới và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đối với Laptop gaming hỗ trợ ép xung, bạn thường bị giới hạn ở hệ thống làm mát mà nhà sản xuất cung cấp, điều này cũng áp đặt mức trần về mức độ có thể ép xung của bạn.
Cho dù bạn có thiết lập nào thì quá trình này cũng diễn ra như sau:
1. Cài đặt cả hai thông số ép xung cũng như công suất và dòng điện tối đa, sử dụng Intel XTU hoặc phần mềm điều chỉnh tương tự.
2. Chạy thử nghiệm sức chịu đựng (stress test)
3. Nếu hệ thống của bạn chạy thành công mà không gặp sự cố, bạn có thể thử tăng tốc độ và điện áp của CPU và lặp lại. Đảm bảo theo dõi nhiệt độ CPU của bạn.
Một lần nữa, tóm lại, mục tiêu là để có được tần số cao nhất có thể trong khi tăng điện áp ở mức thấp nhất có thể, đồng thời, cũng giải được nhiều nhiệt nhất có thể để hệ thống vẫn duy trì ổn định. Đối với Laptop gaming hỗ trợ ép xung, chúng tôi khuyên bạn nên cắm nguồn, vì bạn sẽ tiêu thụ nhiều điện hơn.
Mặc dù ép xung thực sự là quá trình kéo dài của những lần thử và lỗi và trong một số trường hợp, có thể mất một khoảng thời gian đáng kể, nhưng phần thưởng cuối cùng có thể sẽ làm bạn rất hài lòng. Nếu bạn có thể làm việc với công suất xử lý mạnh hơn, đồng thời tìm hiểu thêm về những yếu tố tạo nên xung nhịp cho máy tính của bạn, thì ép xung chắc chắn là điều đáng để bạn khám phá trong thời gian rảnh rỗi.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Không có sản phẩm hay linh kiện nào có thể an toàn tuyệt đối. Việc thay đổi tần số hoặc điện áp xung nhịp có thể làm hỏng hoặc giảm tuổi thọ của bộ xử lý và các linh kiện khác của hệ thống, đồng thời có thể làm giảm hiệu suất và độ ổn định của hệ thống. Bảo hành sản phẩm có thể không được áp dụng nếu vận hành bộ xử lý vượt quá thông số kỹ thuật của nó. Tham khảo nhà sản xuất hệ thống và linh kiện để biết thêm chi tiết.
Giải thích thuật ngữ ép xung
Xung nhịp CPU được xác định bởi 3 yếu tố: Tốc độ xung nhịp cơ bản, hệ số nhân và điện áp lõi. Dưới đây là ý nghĩa của ba thuật ngữ này.
Tốc độ xung nhịp cơ bản – Base clock speed (hay còn gọi tắt là BCLK) – Đây là tần số cơ bản của CPU và thường được đo bằng Mhz.
Hệ số nhân (hay còn gọi là "hệ số nhân lõi") – Mỗi lõi CPU có một hệ số nhân; các hệ số nhân này được áp dụng cho tần số xung nhịp cơ bản. Kết quả cho ra tần số lõi, thường được đo bằng GHz.
Ví dụ: 100 MHz (BCLK) x 44 (hệ số nhân lõi) = 4400MHz = 4,4GHz. Con số cuối cùng này, tính bằng GHz, là số bạn có thể hay gặp phải nhất khi xem thông số kỹ thuật vể tốc độ CPU.
Vcore (hay còn gọi là "điện áp lõi") – Lượng điện áp đang được cung cấp cho CPU. Cần có mức điện áp cao hơn để có được tần số CPU cao hơn, vì tốc độ nhanh hơn đòi hỏi nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, điện áp lõi cao hơn dẫn đến lượng nhiệt tạo ra cao hơn và CPU tiêu thụ điện năng lớn hơn.
LaptopAZ.vn - Hệ thống mua bán Laptop uy tín tại Hà Nội và trên toàn quốc
Liên hệ ngay: Hotline 09865.02468
Địa chỉ: Số 18 Ngõ 121 Thái Hà - Đống Đa - Hà Nội